Tại sao máy tính chúng ta bị hack, bị nhiễm virus, malware

Nội dung chính

Tại sao máy tính chúng ta bị hack, bị nhiễm virus, malware

(Bài viết này mình viết cho người dùng phổ thông, vì vậy từ ngữ mình sẽ dùng hết sức dễ hiểu và cố gắng không đề cập tới những thuật ngữ quá chuyên ngành)

1. Lây nhiễm bị động (Không cần tác động tới người dùng)

– Nguồn gốc: Tới từ các lỗi (lỗ hổng) của phần mềm, của Windows (VD: Là lỗ hổng RCE – Remote Command Execution – Thực thi câu lệnh từ xa)

– Bất cứ phần mềm nào cũng có khả năng bị mắc lỗ hổng (Microsoft Office, WinRAR, VLC Player, ….)

– Có những lỗ hổng ngủ quên 10-20 năm.

– Cách tốt nhất để fix là update phần mềm ngay khi có thông báo lên bản mới nhất (Điều mà đại đa số các phần mềm crack đều không thể làm)

– Hiện tại đã có những công cụ giúp hacker quét ra các máy bị nhiễm lỗ hổng cụ thể nào đó trên diện rộng (Trừ phi máy bạn cách li hoàn toàn với Internet thì không thể quét ra)

2. Lây nhiễm chủ động (Cần sự tác động của người dùng)

 

– Nguồn gốc: File độc hại, Link độc hại, ….hoặc do bạn cố tính tự cài đặt phần mềm vào mà cứ nhắm mắt không đọc kỹ hoặc tìm hiểu rõ nguồn gốc trang web đó …

– Cách phòng chống:

+ Thay đổi thói quen của chính mình.

+ Dùng một trình Antivirus có tiếng và phù hợp với cấu hình để bảo vệ (Làm ơn một là mua hai là kiếm key, đừng crack Antivirus)

3. Dành cho những bạn có những phát biểu: Tao đéo có cái gì để mất, chả có thông tin cao siêu gì để hacker móc cả. Tao đéo phải là yếu nhân

– Có 3 việc sau đây mà hacker có thể làm với bất kì máy nào mà có thể thu lợi được cho nó

+ Đưa máy bạn vào mạng botnet khổng lồ đi DDOS các site khác và ăn tiền

+ Đào bitcoin

+ Thả Ransomware và hóng tiền chuộc

4. Dành cho những bạn có những phát biểu: Mày nói cái đéo gì mà nghiêm trọng thế, tao dùng máy tính bao năm nay theo cách này … cách kia… mà có sao đâu

– Bạn cứ join vào các group hỗ trợ Windows, và cả chính Group này. Bạn thấy tần suất những người bị nhiễm Ransomware gần đây nó thế nào. Bạn thì đang may nhưng một ngày nào đó bạn sẽ phải ngồi khóc ròng vì toàn bộ đồ án, dự án… của bạn bỗng nhiên KHÔNG MỞ ĐƯỢC.

5. Tóm gọn lại. Thay đổi thói quen của mình đi

– Hạn chế tối đa xài phần mềm Crack+Repack hay bất cứ thứ gì bị một thằng thứ 3 (Không phải thằng code ra phần mềm đó bào chế)

– Chậm tay lại, đọc kĩ một chút khi click link hay check email (Nhất là mấy ông con trai)

– Dùng một trình diệt virus phù hợp và có danh tiếng tốt lớn. Và nhớ cấm kị crack Antivirus

– Update phần mềm và Windows khi có bản cập nhật (nếu có thể) càng sớm càng tốt để vá những lỗi có thể vá được.

  • Còn một khi bạn chẳng may bị dính virut nếu nhẹ thì cần cài win tại nhà lại xong cài phần mềm quét virut quét full ổ một cái là xong đảm bảo mọi virut sạch sẽ, Còn trường hợp xấu hơn bạn bị nhiễm loại virut mã hóa tống tiền chuộc hay còn gọi là mã hóa file bạn cần dịch vụ khôi phục lại dữ liệu bị mã hóa file do virut  thì alo cho bên mình nhận cứu lại các dữ liệu khôi phục mã hóa file nhé.

Nguồn: Kiệt Nguyễn Anh một bài viết rất hay chia sẻ quan điểm và cách nhìn nhận về sự an toàn của máy tính và dữ liệu.

SUPPORT 24/7

Zalo 091 861 8866 - Email: htien88it@gmail.com - Phone: 091 861 8866

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *