TỔNG HỢP NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU GÂY HARD BRICK Ở CÁC DÒNG MÁY XIAOMI 

Nội dung chính

NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU GÂY HARD BRICK Ở CÁC DÒNG MÁY XIAOMI 
—————————————————————————–

Bài này khá dài và em cũng đã cố viết chi tiết nhất có thể, nếu có chỗ nào không hiểu các bác cứ hỏi, e sẽ cố gắng trả lời trong khả năng.

Hiện tại, Xiaomi đang thống lĩnh trị trường Việt Nam về các dòng điện thoại p/p cực kì tốt. Nhưng Xiaomi đã đưa vào các bản ROM MIUI mới một tính năng khá củ chuối, đặc biệt đối với các bạn thích vọc vạch custom ROM, kernel, etc.

Đấy chính là ANTI-ROLLBACK PROTECTION.

Với tính năng này, nếu không kiểm tra cẩn thận trước khi downgrade ROM có thể khiến đt bị HARD BRICK.

Bài sẽ được chia thành 7 phần:

1. Khái niệm các thuật ngữ
2. Nguyên nhân Xiaomi gây khó khăn trong việc unlock bootloader?
3. Các giải pháp Xiaomi sử dụng.
4. Cách kiếm tra xem thiết bị của bạn đã cập nhật ARP hay chưa?
5. Cách phòng tránh bị Hard Brick.
6. Xử lí khi bị Hard Brick.
7. FAQ

1. Khái niệm các thuật ngữ:

– Anti-Rollback Protection (ARP): Được đưa ra lần đầu bởi Google trong Android 8.0 dưới cái tên Android Verified Boot 2.0. Tính năng này sẽ ngăn chặn việc boot vào Android nếu phát hiện thiết bị đã bị hạ cấp xuống phiên bản hđh thấp hơn hoặc không được xác thực bởi nhà cung cấp.

– Brick/Unbrick:
+ Brick: Đt rơi vào trạng thái lỗi phần mềm hoàn toàn, không thể boot được cũng như vào recovery mode.
+ Unbrick: Chạy lại các file trong ROM (Read-only memory) của đt để đưa về trạng thái bình thường

– Emergency Download Mode (EDL): Là một chế độ boot thay thê có mặt trên tất cả các dòng đt sử dụng chip Qualcomm và thường được dùng để unbrick đt.
Chế độ này có khả năng cực kì mạnh, giúp các bên thứ 3 có thể cài ROM cook vào đt mà không cần unlock bootloader.

– Fastboot: một giao thức đặc biệt giữa máy tính và điện thoại giúp flash file vào smartphone chạy nền tảng Android thông qua cổng USB.

2. Nguyên nhân Xiaomi gây khó khăn trong việc unlock bootloader?

Các hãng điện thoại Android đa phần đều sẽ sản xuất các phiên bản khác nhau cho các thị trường khác nhau. Tương tự vậy, Xiaomi cũng cung cấp cho thị trường Trung Quốc và thị trường Global với 2 phiên bản khác nhau.

Mặc dù Xiaomi cung cấp các dòng máy p/p quá tốt so với các hãng lớn như Samsung, Sony nhưng rất nhiều người vẫn nhập các phiên bản nội địa Trung Quốc về bán. Điều này thì rõ ràng không hề xa lạ ở VN.

Vấn đề nảy sinh ở đây, phiên bản nội địa sử dụng bộ ROM riêng MIUI China, và phiên bản này không có các dịch vụ của Google cũng như chỉ có 2 ngôn ngữ là Tiếng Anh và Tiếng Trung.

Để bán được máy, các bên thứ 3 này sẽ unlock bootloader, chỉnh sửa recovery và nạp vào các bộ ROM đa ngôn ngữ (Xiaomi.eu) và bán cho người dùng. Đối với anh em biết về kĩ thuật thì phát hiện điều này rất dễ, nhưng đối với những người technophobia hoặc người dùng bình thường thì họ sẽ không thể biết được. Các bản ROM này đa phần sẽ không có OTA nên sẽ không được update dẫn đến việc người dùng sẽ dính phải các lỗi phần mềm. Tệ hơn nữa, các bên thứ 3 có thể cài các bản ROM có kèm backdoor, malware hoặc adware.

Điều này gián tiếp gây ảnh hưởng đến bộ mặt của Xiaomi và cần có các giải pháp để ngăn chặn điều này.

3. Các giải pháp Xiaomi sử dụng.

a) Kéo dài thời gian chờ để unlock bootloader:
Thường các máy của Xiaomi sẽ phải chờ khoảng thời gian từ 3 ngày cho đến 2 tháng sau khi bind account mới có thể unlock bootloader.
Hiện tại như em test thì các dòng máy đầu bảng như PocoF1, MiMix3, etc hoặc các máy thị trường global sẽ có thời gian chờ ngắn hơn, từ 3 – 7 ngày.
Đối với các máy giá rẻ và (hoặc) là phiên bản nội địa TQ thời gian chờ sẽ là 2 tuần – 2 tháng.

b) EDL bị khóa:
Đối với các dòng máy khác như Samsung hay LG thì việc truy xuất được vào chế độ EDL và chạy lại ROM rất dễ dàng với các phần mềm như Odin, LGUp,…

Xiaomi đã thực hiện 2 điều chỉnh để chống lại việc lạm dụng EDL.
– EDL chỉ có thể sử dụng nếu có tài khoản Mi account được Xiaomi cấp quyền.
– Chặn boot vào ROM nếu bản ROM không đúng với phiên bản thị trường của máy (Máy TQ không thể boot ROM quốc tế và ngược lại)
Các mã máy bị chặn việc up ROM khác phiên bản thị trường:
• Xiaomi Mi 6X (“wayne”)
• Xiaomi Mi 8 (“dipper”)
• Xiaomi Mi 8 EE (“ursa”)
• Xiaomi Mi 8 SE (“sirius”)
• Xiaomi Mi 8 Lite (“platina”)
• Xiaomi Mi 8 Pro (“equuleus”)
• Xiaomi Mi Max 3 (“nitrogen”)
• Xiaomi Mi Mix 2S (“polaris”)
• Xiaomi Mi Pad 4/Mi Pad 4 Plus (“clover”)
• Xiaomi Poco F1/Pocophone F1 (“beryllium”)
• Xiaomi Redmi Note 5A (“ugg”)
• Xiaomi Redmi Y1 Lite (“ugglite”)
• Xiaomi Redmi Y2/Redmi S2 (“ysl”)
• Xiaomi Redmi 5 (“rosy”)
• Xiaomi Redmi 5A (“riva”)
• Xiaomi Redmi 6 (“cereus”)
• Xiaomi Redmi 6A (“cactus”)
• Xiaomi Redmi 6 Pro (“sakura” and “sakura_india”)
• Xiaomi Redmi Note 5/Redmi 5 Plus (“vince”)
• Xiaomi Redmi Note 5 Pro/Redmi Note 5 AI (“whyred”)
• Xiaomi Redmi Note 6 Pro (“tulip”)

c) ARP:
ARP được Xiaomi đưa vào bắt đầu từ bản ROM MIUI 10 China 8.9.6 và MIUI 10 Global Beta 8.7.5.
ARP sẽ khiến bạn không thể hạ cấp phần mềm xuống thấp hơn phiên bản hiện tại, nếu cố tình thực hiện sẽ gây hard brick máy.
Khác với ARP của Google sẽ mất đi khi unlock bootloader, ARP của Xiaomi vẫn sẽ hoạt động trong mọi trường hợp.
List các máy bị dính ARP ở ảnh bên dưới nhé các bác: (Ảnh 1)
– YES: Đã kích hoạt ARP.
– EOL (End of Life): Hiện tại Xiaomi đã ngừng cập nhật.
– -: Chưa kích hoạt ARP hoặc chưa có thông tin chính thức.

4. Cách kiếm tra xem thiết bị của bạn đã cập nhật ARP hay chưa?
Với các thiết bị đã kích hoạt ARP, ARP sẽ tạo ra thông số gọi là rollback index. Khi nạp bản ROM mới vào đt, ARP sẽ so sánh thông số trong bản ROM với thông số trong máy. Nếu rollback index thấp hơn/bằng/lớn hơn so với trong bản ROM:
– Thấp hơn: Bản ROM sẽ được nạp vào máy và rollback index sẽ tăng lên bằng với bản ROM.
– Bằng: Bản ROM sẽ được nạp vào máy và rollback index không đổi.
– Lớn hơn: Việc nạp ROM sẽ bị hủy bỏ nếu nạp ROM thông qua Fastboot/MiFlashtool. (TWRP không kiểm tra rollback index và đây là nguyên nhân chính dẫn đến Hard Brick)

Cách kiểm tra rollback index trong đt:
– Đưa máy vào chế độ Fastboot (tắt máy, giữ Vol+ và Power cùng lúc)
– Bật adb lên, gõ lệnh: “fastboot getvar anti” (không có dấu “”)
– Nếu kết quả hiện ra không có gì thì máy bạn chưa bị kích hoạt ARP, nếu có số 1-4 thì ARP đã được bật. (Ảnh 2)

Cách kiếm tra rollback index trong bản ROM:
– Tải bản ROM Fastboot. Giải nén ra và kiếm file flash_all.bat
– Mở file flash_all.bat bằng notepad hoặc notepad++, tìm dòng CURRENT_ANTI_VER=#
– # chính là rollback index của bản ROM. (Ảnh 3). Nếu thông số trong ROM bé hơn trong đt, tuyệt đối không được flash bản ROM này bẳng TWRP.

5. Cách phòng tránh bị Hard Brick:

– Tuyệt đối không up các bản ROM có rollback index thấp hơn so với rollback index của đt hoặc up các bản ROM quốc tế cho máy thị trường Trung Quốc và ngược lại.
– Unlock bootloader, sử dụng các custom ROM base AOSP, LineageOS,… và không quay lại với ROM MIUI.
– Flash 1 file dummy để khiến đt có thể flash được tất cả các bản ROM MIUI sau đó (Giải thích sau)

6. Xử lí khi bị Hard Brick:

Nếu đt đã bị Hard Brick bởi việc kích hoạt ARP, sẽ chỉ có 2 cách để giải quyết:
– Đưa ra các trung tâm bảo hành được cấp phép bởi Xiaomi để unbrick bằng EDL
– Cầu nguyện bypass được EDL hoặc có được tài khoản Mi được cấp phép để tự unbrick.

7. FAQ: Trong trường hợp ARP đã kích hoạt:

– Có thể cài đặt Custom ROM, kernels, Magisk, Exposed và các mod khác không?
Có, có thể thoải mái thực hiện điều này.

– Có thể chuyển đổi qua lại giữa các bản ROM MIUI Global Stable, MIUI Global Developer, MIUI China Stable, và MIUI China Developer?
Được, nhưng luôn phải so sánh thông số rollback index trước khi flash.

– Tại sao ARP của Xiaomi không bị mất đi khi unlock bootloader? Gây Hard Brick? Không hiện thông báo để cảnh báo người dùng?
Cái này thì e chịu, vác nhau lên hỏi anh Xào Mì thôi XD

Nguồn : J2TEAM

SUPPORT 24/7

Zalo 091 861 8866 - Email: htien88it@gmail.com - Phone: 091 861 8866

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *